Nguyên nhân gây mụn cóc
Mụn cơm phát triển sau khi người bệnh nhiễm virus HPV, thông qua các vết trầy xước, vết cắt hoặc các vết rách nhỏ trên da. Bên cạnh đó, virus có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc tình dục và da kề da. Nhiễm virus HPV dẫn đến sự tăng trưởng quá mức và nhanh chóng của keratin, một loại protein cứng trên bề mặt da. Điều này dẫn đến các tăng trưởng da và mụn cóc.
Mụn cóc sinh dục thường lây lan thông qua việc quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ thông qua đường hậu môn hoặc các tiếp xúc da ở bộ phận sinh dục khác. Bên cạnh đó, một số loại virus HPV có thể lây lan thông qua đường hô hấp và quan hệ bằng miệng.
Đối với phụ nữ mang thai và nhiễm virus HPV ở đường sinh dục, điều này có thể lây nhiễm qua em bé trong quá trình sinh nở. Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể dẫn đến các tăng trưởng không ung thư bên trong thanh quản của bé.
Mụn cơm hay mụn cóc là bệnh lý truyền nhiễm có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với mụn. Do đó, mụn cơm có thể lây lan nếu người khác chạm vào vào nốt mụn.
Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ hình thành mụn cóc bao gồm:
Có nhiều bạn tình: Có càng nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm mụn cóc sinh dục càng cao. Quan hệ tình dục với bạn tình có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ hình thành mụn cóc sinh dục. Bên cạnh đó, một số tư thế quan hệ tình dục có thể tăng nguy cơ nhiễm virus HPV, đặc biệt là các tư thế thô bạo có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục.
Độ tuổi: Mụn cóc thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên tình trạng này phổ biến ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường có nguy cơ nhiễm trùng HPV tương đối cao. Người nhiễm HIV / AIDS, sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoặc sau khi cấy ghép nội tạng thường có nguy có cao.
Tổn thương da: Người có vết trầy xước, vết thương hở hoặc các vết thương sâu thường có nguy cơ phát triển mụn cơm tương đối cao.
Tiếp xúc trực tiếp: Chạm vào mụn cơm hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người có mụn cơm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
>> Có thể bạn muốn biết:
https://chuyendalieu.com/hoan-my-dan-tri-nam/
https://chuyendalieu.com/tri-nam-bang-kem-danh-rang/
https://hellochuyengia.webflow.io/blog/tim-hieu-nam-da-va-cach-dieu-tri-nam-da-tot-nhat-hien-nay